Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Khuyến cáo của chuyên gia để tránh ngộ độc thực phẩm

(CTT-Đồng Nai) - Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi ăn, uống nhầm thực phẩm bị nhiễm vi trùng, virus, nấm, ký sinh trùng hoặc thực phẩm bị tồn dư hóa chất. Các vi trùng gây bệnh trực tiếp hoặc sinh ra các loại độc tố gây hại cho cơ thể.

Trẻ em mua thức ăn nhanh tại một siêu thị trong tỉnh
Trẻ em mua thức ăn nhanh tại một siêu thị trong tỉnh

Biểu hiện của ngộ độc thực phẩm thường gặp nhất là nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt hoặc biểu hiện ở các cơ quan khác như gan, thận, thần kinh, tim mạch. Tùy theo loại ngộ độc, biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ngay sau ăn hoặc cách khoảng vài giờ đến 1-2 ngày.

Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cho biết, nếu chỉ nôn ói, tiêu lỏng 1-2 lần, không có dấu hiệu khác thì người dân vẫn tiếp tục sinh hoạt, ăn uống bình thường, tự theo dõi tại nhà, chia nhỏ bữa ăn, uống thêm nước, không tự ý dùng các chất gây nôn. Trường hợp nôn ói nhiều, không ăn uống được, phân có máu hoặc có các dấu hiệu khác như sốt cao khó hạ, mệt, người dân cần đến bệnh viện để khám và điều trị sớm.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân ăn chín, uống chín, hạn chế ăn đồ sống hoặc tái. Không ăn thức ăn ôi thiu, đã hết hạn sử dụng. Dùng nguồn nước sạch, an toàn. Có vật dụng chế biến riêng thức ăn chín và sống để tránh nhiễm khuẩn chéo, nếu dùng chung phải rửa sạch sau mỗi lần chế biến thức ăn sống. Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn.

Người dân nên ăn thức ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì để lâu thức ăn càng dễ bị nhiễm vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Bảo quản thức ăn trong tủ lạnh, không nên để quá 2 giờ ở nhiệt độ thường. Khi không dùng tủ lạnh, cần che đậy cẩn thận để tránh bụi, ruồi, muỗi. Muốn giữ thức ăn quá 5 giờ, phải giữ nóng liên tục trên 60 độ C hoặc lạnh dưới 10 độ C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại. Đun lại thức ăn thừa ở nhiệt độ hơn 70 độ C trước khi ăn.

Rừa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo an toàn thực phẩm
Rừa tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để đảm bảo an toàn thực phẩm

Ngoài ra, cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Giữ bếp và các vật dụng làm bếp sạch sẽ. Nếu tay có vết thương hãy băng kỹ và kín vết thương trước khi chế biến thức ăn và phải đeo bao tay trong suốt quá trình chế biến, phân chia thức ăn.
Bảo Ngọc

Atlas tỉnh Đồng Nai

Cổng TTĐT Chính phủ

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang