Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Doanh nghiệp nỗ lực bán hàng

(CTT-Đồng Nai) - Sức tiêu thụ chậm là tình hình chung không chỉ riêng địa phương nào, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo. Hàng tồn kho tăng, sức tiêu thụ chậm buộc doanh nghiệp (DN) tập trung cho khâu bán hàng, coi đây là bài toán trọng tâm tuy nhiên cũng rất khó khăn.
Chờ đợi thị trường phục hồi và mong muốn các chính sách hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực thuế được thực thi sớm đang là mối quan tâm của DN hiện nay.
Công nghiệp chế biến, chế tạo đang gặp khó khăn vì sức tiêu thụ chậm
Công nghiệp chế biến, chế tạo đang gặp khó khăn vì sức tiêu thụ chậm

Hàng hóa tiêu thụ chậm
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, sự sụt giảm mạnh nhất là những ngành hàng như thủy sản, dệt may, da giày, gỗ sang các thị trường chính là Hoa Kỳ, EU... Các ngành hàng khác như gạo, rau củ, cao su, hạt điều... sang châu Á ít chịu tác động hơn. Đặc biệt, một số ngành hàng đang phải đối mặt với áp lực điều tra phòng vệ thương mại như thuỷ sản, gỗ và sản phẩm gỗ, sắt thép, nhựa… Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá, gây khó khăn về thị trường trong nước lẫn xuất khẩu
Trong khi thị trường xuất khẩu và tiêu thụ chậm nhưng DN vẫn cố gắng duy trì sản xuất theo các đơn hàng cũ, để chờ khi có đơn đặt hàng mới để xuất khẩu, mặt khác cũng phải duy trì sản xuất cầm chừng để giữ chân người lao động đã có phần làm cho hàng tồn kho giữ ở mức cao. Đối với các DN, việc bán hàng và tìm kiếm đơn hàng hiện nay là rất quan trọng.

Theo ông Trần Văn Dương, Giám đốc Công ty TNHH Động Lực (Tp. Biên Hòa), DN chuyên chế tạo các loại băng tải, gia công, sản xuất cơ khí thì đối tác của công ty là nhiều DN lĩnh vực sản xuất trong và ngoài khu công nghiệp. Từ đầu năm đến nay sản phẩm xuất đi chậm nên ảnh hưởng mạnh đến kết quả sản xuất, kinh doanh. Hiện công ty đang rất nỗ lực để giữ chân những khách hàng cũ, điều tiết lại sản xuất cho phù hợp tình hình thực tiễn.

Chờ đợi sự hồi phục từ thị trường
Theo các DN, mối bận tâm lớn nhất hiện nay là vấn đề chi phí duy trì hoạt động và giải quyết hàng tồn kho. Tức là vẫn luôn phải có nguồn tiền trong sản xuất và giữ được các đơn hàng nhưng hiện đang ngày một khó khăn hơn. Sau thời gian dài, nguồn lực của DN đang giảm nhanh. Để tồn tại, họ buộc phải cơ cấu lại các mặt hàng, tìm hiểu thị trường, sức mua, nhu cầu thực tế của thị trường.

“Chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm với các sản phẩm nước uống chế biến từ hoa quả, trái cây. Thời điểm này mọi năm là DN đã có thể chuẩn bị cho các đơn hàng vào dịp cuối năm song tình hình vẫn hết sức trầm lắng. Do đó, các DN rất mong sức tiêu thụ của thị trường sớm được hồi phục” – chủ một DN ở TP. Biên Hòa mong mỏi.

Theo ông Nguyễn Tấn Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học lãnh đạo và quản trị DN (VJCC), dòng tiền trong kinh doanh là rất quan trọng đối với các DN. Chọn đúng khách hàng và đối tác, tối ưu quy trình quản lý hàng hóa thành phẩm và hàng tồn kho để giải phóng dòng tiền, dự báo tình hình để có các giải pháp kịp thời là những nguyên tắc mà DN phải nằm lòng trong bối cảnh hiện nay.
Phan Anh

Các tin khác

Atlas tỉnh Đồng Nai

Cổng TTĐT Chính phủ

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang