Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Trọng điểm thu hút vốn đầu tư của Việt Nam

(CTT-Đồng Nai) - Trải qua nhiều thập niên, với tiềm năng và lợi thế của mình, Đông Nam bộ (ĐNB) luôn là vùng đất hấp dẫn nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Nơi đây có nhiều tiềm năng để phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, logistics, bất động sản, hạ tầng kỹ thuật, du lịch…nên có số vốn thu hút đầu tư nước ngoài (FDI), số lượng doanh nghiệp (DN) nội cũng như giá trị sản xuất, xuất nhập khẩu đứng đầu cả nước.

Doanh nghiệp Đồng Nai và doanh nghiệp Nhật Bản tham gia một chương trình kết nối giao thương do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức
Doanh nghiệp Đồng Nai và doanh nghiệp Nhật Bản tham gia một chương trình kết nối giao thương do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức

Dẫn đầu trong thu hút vốn ngoại
 
Tính đến nay, Đông Nam bộ vẫn là nơi có thu hút đầu tư FDI lớn nhất cả nước, chiếm 41,1% tổng vốn FDI. Dòng vốn FDI chủ yếu đổ vào lĩnh vực công nghiệp đã giúp vùng trở thành trung tâm công nghiệp, xuất khẩu lớn của Việt Nam.
 
Dẫn đầu trong các địa phương là TP. Hồ Chí Minh, Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh, hiện nay thành phố có khoảng 115 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư với gần 11 nghìn dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đạt trên 78 tỷ USD. Cùng với TP. Hồ Chí Minh thì Bình Dương xếp thứ 2 thu hút trên 40 tỷ USD, Đồng Nai thứ 3 khi có 43 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào các dự án trong và ngoài khu công nghiệp; Bà rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước cũng là những địa phương trọng điểm về công nghiệp và hút vốn đầu tư FDI của cả nước.
 
Riêng năm 2022, bất chấp những dự báo ảm đạm về triển vọng kinh tế thế giới, vốn FDI vẫn chảy mạnh vào vùng Đông Nam bộ, khi 2 vị trí dẫn đầu cả nước lần lượt thuộc về TP.HCM (dẫn đầu, thu hút 3,94 tỷ USD) và Bình Dương (đứng ở vị trí thứ 2, với 3,14 tỷ USD). Các tỉnh còn lại như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Phước dù khiêm tốn hơn song vẫn tăng trưởng so với năm trước.
 
Nơi đất lành của cộng đồng doanh nghiệp
 
Không chỉ thu hút vốn đầu tư nước ngoài mà Đông Nam bộ cũng là thỏi nam châm để hút vốn, kéo các DN trong nước về đây khởi sự sản xuất, kinh doanh, đầu tư các dự án. Hiện Việt Nam có hơn 800 ngàn DN, trong đó 98% là DN tư nhân thì vùng Đông Nam bộ chiếm hơn 41% số DN của cả nước. Các tổng công ty, tập đoàn lớn xuất hiện ngày càng nhiều và từng bước xây dựng, định vị thương hiệu Việt trên trường quốc tế. Trong tương lai, với thị trường hơn 20 triệu dân có mức sống cao, tỷ lệ đô thị hóa lớn và các dự án hạ tầng quy mô đã và đang đầu tư thì vùng Đông Nam bộ tiếp tục là điểm đến ưu tiên của các DN.
 
“Chúng tôi chọn nơi đây để xây dựng nhà máy bởi gần sân bay Long Thành, lại nằm kề đường cao tốc, cảng biển, thuộc khu vực hoạt động nhộn nhịp của các DN. Đối với cộng đồng DN thì Đồng Nai nói riêng vẫn có những lợi thế lớn của mình, là điểm đến ưu tiên khi đầu tư”, - ông Nguyễn Quốc Trường, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghệ chiếu xạ Ánh Dương (TP. Hồ Chí Minh) chia sẻ khi đầu tư vào KCN công nghệ cao Long Thành.
 
Theo các DN, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hiện nay vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, vùng Đông Nam bộ cũng đang có những lực cản cho sự phát triển vùng, đòi hỏi có tầm nhìn chiến lược mới, liên kết chặt chẽ giữa các địa phương để phát huy hết tiềm năng, lợi thế của vùng.
Bảo Nguyên

Các tin khác

Atlas tỉnh Đồng Nai

Cổng TTĐT Chính phủ

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang