Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Một số nội dung cần biết về bệnh đột quỵ

(CTT-Đồng Nai) - Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đang tích cực điều trị cho bệnh nhân Đ.T.H., 47 tuổi, ngụ H.Long Thành, bị đột quỵ 2 lần trong nửa tháng.
Bác sĩ kiểm tra chức năng vận động, thị lực cho bệnh nhân H
Bác sĩ kiểm tra chức năng vận động, thị lực cho bệnh nhân H

Liên tục nhập viện

Bà H. cho biết, bà bị bệnh tim đã 10 năm nay. Cuối tháng 8 vừa qua, khi đang làm bảo vệ, bà đột nhiên yếu, liệt nửa người bên trái, được đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Bệnh nhân sau đó được xuất viện về nhà, bác sĩ kê thuốc cho bệnh nhân sử dụng nhằm phòng ngừa tái phát. Đến ngày 8-9, bệnh nhân tái khám. Kết quả đo điện tim cho thấy, bà H. bị rung nhĩ (là một trong những bệnh lý về rối loạn nhịp tim thường gặp, đặc biệt ở những người trên 60 tuổi. Trong rung nhĩ, nhịp tim của bệnh nhân đập không đều, hỗn loạn ngay cả khi nghỉ ngơi). Do vậy, bác sĩ đã kê thuốc kháng đông cho bà H. về nhà sử dụng nhằm hạn chế biến chứng và tái phát đột quỵ.

Khi đang dùng thuốc kháng đông được 2 ngày, bà H. bị tái đột quỵ, tiếp tục yếu liệt nửa người bên trái, phải nhập viện cấp cứu lần 2.

BS Nguyễn Phi Hiếu, Khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho hay, các bác sĩ đã hội chẩn và kết luận bệnh nhân bị nhồi máu não. Hiện tại, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân có diễn tiến nặng nhưng không thực hiện can thiệp mạch máu. Bác sĩ đang cho bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc kháng đông thế hệ mới; tích cực theo dõi để kịp thời xử trí khi có vấn đề xảy ra.

Sau khi xuất viện, bà H. cần tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc kháng đông, có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ…
Thời gian gần đây, Đơn vị đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiếp nhận một số trường hợp tái đột quỵ nguy hiểm
Thời gian gần đây, Đơn vị đột quỵ Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiếp nhận một số trường hợp tái đột quỵ nguy hiểm

Vì sao dễ tái đột quỵ?

Theo thống kê, người bị đột quỵ lần đầu có 30% nguy cơ tái phát đột quỵ. Bởi vì người đã bị đột quỵ thì yếu tố nguy cơ của họ vẫn còn và đôi khi yếu tố nguy cơ này sẽ tiến triển nặng hơn theo thời gian. Do đó, việc điều trị phòng ngừa là vấn đề phải kéo dài suốt đời.

Tuy nhiên, đột quỵ có thể xảy ra trong một tình huống hoặc bối cảnh nào đó, ví dụ như trong thời điểm nửa đêm rạng sáng, liên quan đến gắng sức hoặc trong thời tiết nắng.

Tỷ lệ đột quỵ của Việt Nam cũng xấp xỉ với thế giới và tỷ lệ đột quỵ tái phát là 30%.

Người bị đột quỵ tái phát có tỷ lệ tử vong cao hơn so với người đột quỵ lần đầu, bởi những lần đột quỵ tái phát sẽ nặng hơn lần đột quỵ đầu. Người bị đột quỵ tái phát sẽ có nguy cơ tàn phế cao hơn người bị đột quỵ lần đầu.

Ví dụ, khi một người bị đột quỵ lần đầu thì những khiếm khuyết thần kinh sẽ phục hồi hoàn toàn, khi bị đột quỵ lần hai thì sẽ mắc thêm những khiếm khuyết thần kinh khác và những khiếm khuyết này có thể sẽ không hồi phục hoàn toàn.

Như vậy, những khiếm khuyết thần kinh đó sẽ chồng lên nhau, khiến nguy cơ tàn phế của người bệnh rất cao.
Yếu liệt tay, chân là điều đáng lo ngại đối với bệnh nhân đột quỵ
Yếu liệt tay, chân là điều đáng lo ngại đối với bệnh nhân đột quỵ
Việt Anh

Các tin khác

Atlas tỉnh Đồng Nai

Cổng TTĐT Chính phủ

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang