Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Tăng giải pháp kéo giảm án tranh chấp tín dụng

(CTT-Đồng Nai) - Tranh chấp hợp đồng tín dụng tại tòa án thời gian qua có chiều hướng gia tăng và diễn ra rất phức tạp. Nguyên nhân là do nhu cầu vay mượn tiền tăng cao, trong khi hợp đồng vay vốn trong kinh doanh, tiêu dùng có nhiều vấn đề không rõ ràng, chặt chẽ.
Thư ký của TAND tỉnh hướng dẫn, giải thích cho đương sự trong một vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng.
Thư ký của TAND tỉnh hướng dẫn, giải thích cho đương sự trong một vụ tranh chấp về hợp đồng tín dụng.

Việc tranh chấp hợp đồng tín dụng có “muôn hình vạn trạng”, đa phần khó thu hồi nợ. Trong số đó có những vụ tranh chấp rất khó giải quyết vì liên quan đến nhiều người. Từ đó, kéo theo lượng án tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng có chiều hướng gia tăng.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay (tổ chức tín dụng) và bên vay (khách hàng). Chủ yếu là tranh chấp về lãi suất, nợ gốc, lãi, giải ngân, xử lý tài sản đảm bảo…

Theo một thẩm phán TAND tỉnh, nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng tín dụng là do quá trình xem xét và cấp tín dụng của cán bộ tín dụng và ngân hàng chưa tốt; việc thẩm định và giám sát các khoản vay còn lỏng lẻo dẫn đến bên vay không trả được tiền cho tổ chức tín dụng; một số quy định pháp luật chưa rõ ràng, chặt chẽ.

Bên cạnh đó, có những vụ án bị kéo dài nhiều năm và khó giải quyết bởi có trường hợp người vay là người khác, còn tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay đứng tên người khác hoặc cũng có những trường hợp tài sản đã được thế chấp ngân hàng nhưng chủ đất lại đi phân lô bán bằng giấy tay cho người dân… Cũng có những vụ án tranh chấp chỉ vì việc ký kết cho vay không rõ ràng khiến cho đôi bên kiện nhau ra tòa chỉ vì việc thu tiền gốc và lãi không phù hợp…

Luật sư Vũ Văn Tăng, Đoàn Luật sư tỉnh cho hay, việc giải quyết tranh chấp tín dụng thường được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án theo quy định của pháp luật. Trong đó, phương thức giải quyết bằng trọng tài được áp dụng trong trường hợp các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài thương mại đối với tranh chấp giữa các bên phát sinh từ hoạt động thương mại hoặc ít nhất một bên có hoạt động thương mại. Các vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng đa phần đều được giải quyết tại tòa án vì không phụ thuộc vào việc thỏa thuận giữa các bên.

Do đó, theo các ngành chức năng, để kéo giảm tranh chấp liên quan đến hợp đồng tín dụng thì cần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác quản lý nhà trước trong lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, cụ thể là cơ chế hoạt động cho vay, thế chấp tài sản; ngân hàng và các tổ chức tín dụng cần tăng cường phối hợp với cơ quan chính quyền có thẩm quyền xác minh nguồn gốc đất, tình trạng sở hữu tài sản để hạn chế việc lập hồ sơ cho vay; luôn chặt chẽ về công tác quản lý cho vay, nhận tài sản đảm bảo, đề phòng rủi ro pháp lý trong nhận và xử lý tài sản đảm bảo. Đồng thời, cần phối hợp hiệu quả với cơ quan tố tụng để việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng, đúng quy định pháp luật.
Minh Quân

Các tin khác

Atlas tỉnh Đồng Nai

Cổng TTĐT Chính phủ

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Kim Long – Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
Địa chỉ: Số 02 đường Nguyễn Văn Trị, phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Điện thoại: (0251).3847292.
Ghi rõ nguồn "Cổng Thông tin điện tử tỉnh Đồng Nai" hoặc "CTT-Đồng Nai" hoặc "www.dongnai.g​ov.vn" khi ​phát hành lại thông tin từ các nguồn này.​

ipv6 ready

Chung nhan Tin Nhiem Mang